Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

PANGAPRO-HB1 chế phẩm sinh học phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra giống

Thứ ba - 28/05/2019 09:47
Bệnh gan thận mủ trên cá tra là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002). Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1998, và trở thành bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với nghề nuôi cá da trơn xuất khẩu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (uv-vietnam, 2014). Vi khuẩn E. ictaluri thuộc họ Enterbacteriaceae là vi khuẩn gram âm, hình que, kích thước 1 x 2-3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy tiện, phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men trong môi trường glucose.

Bệnh này thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm, bệnh bùng phát mạnh khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa (tháng 7-10) là yếu tố nguy cơ có mối tương quan chặt chẽ với bệnh gan thận mủ, khả năng cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ trong mùa mưa cao gấp 4,32 lần so với các mùa còn lại trong năm (Đinh Thị Thủy và ctv). Tỷ lệ chết cao có thể 100% đối với cá bột ương giống, từ 30 - 50% đối với cá thịt và đã làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.

 
m1

Nội tạng cá tra khỏe mạnh (trái) và cá tra bị bệnh gan thận mủ (phải)

Tuy nhiên, hiện nay khi hầu hết các loại kháng sinh đang được sử dụng điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra đã bị vi khuẩn đề kháng, hiệu quả điều trị không cao. Biện pháp tăng liều dùng và kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí điều trị và gây tồn dư ảnh hưởng đến chất lượng con giống.

Nắm bắt từ nhu cầu thực tế của người dân, từ năm 2013 nhóm nghiên cứu của Phòng CNSH Thủy sản – Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp.HCM bắt đầu vào nghiên nghiên cứu tìm ra các chủng vi khuẩn có lợi có tính đối kháng mạnh với vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra. Nhóm nghiên cứu đã phân lập được chủng Bacillus spp.  có hoạt tính đối kháng mạnh với vi khuẩn E. ictaluri và  mang các đặc tính có lợi, an toàn cho người và động vật thử nghiệm.

Thử nghiệm ở quy mô pilot cho thấy, chủng Bacillus spp. làm tăng khả năng đề kháng của cá tra 2 tháng tuổi và kiểm soát được vi khuẩn E. ictaluri hiện diện trong bể nuôi, hiệu quả bảo vệ (RPS) đạt > 65% . Ngoài ra, sử dụng Bacillus spp. trong quá trình ương cá tra bột lên hương thì cá thử nghiệm có sức tăng trưởng và đề kháng bệnh gan thận mủ cao hơn so với cá đối chứng.

 
m2

Tỷ lệ chết của cá tra giống sau khi công độc với vi khuẩn E. ictaluri  được xử lý với PANGAPRO-HB1 ở  nồng độ 105 cfu/mL

Đến đầu năm 2019, nhóm nghiên cứu đã cho ra mắt sản phẩm thử nghiệm mang tên PANGAPRO-HB1 mang sứ mệnh hỗ trợ người dân trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra.
 
m3

Sản phẩm PANGAPRO-HB1 được sản xuất tại TT CNSH TP.HCM

PANGAPRO-HB1 là sản phẩm dạng bột hòa tan trong nước, có chứa chủng vi khuẩn Bacillus spp. có tính đối kháng mạnh với vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra. Điểm nổi bật của sản phẩm là sản phẩm chứa hàm lượng vi khuẩn có lợi dạng bào tử với mật độ cao 1010 cfu/kg; người nuôi sử dụng trực tiếp xuống ao không cần phải ủ qua 24 giờ như các sản phẩm vi sinh khác đang được bán rộng rãi trên thị trường. Chi tiết về sản phẩm như sau:

Công dụng

Ức chế các vi khuẩn có hại tồn tại trong môi trường ao nuôi, có tính đối kháng mạnh với vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Kiểm soát môi trường nước ao nuôi, duy trì tốt các yếu tố thủy lý – hóa luôn trong mức cho phép.
Tăng sức đề kháng cho cá nuôi.

Hướng dẫn sử dụng

Hoà tan với nước tạt trực tiếp xuống mặt ao

Phòng bệnh: 1 kg/ 10.000 m3

Trị bệnh: Liều gấp đôi liều phòng bệnh, sử dụng liên tục trong 3 - 4 tuần.

Lưu ý: Không sử dụng đồng thời cùng với kháng sinh, hoá chất diệt khuẩn.

Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

 
m4

Sản phẩm được thử nghiệm trước đó tại Trại giống Bình Thạnh cơ sở II

Khi sử dụng PANGAPRO-HB1 ở quy mô đồng ruộng trong giai đoạn ương cá bột thì tỷ lệ sống của cá tra sau 40 ngày nuôi ở ao thử nghiệm đạt 17%, cá khỏe phát triển tốt và tăng trưởng nhanh, trong khi đó tỷ lệ sống của ao đối chứng chỉ đạt 9%.
 
m5

Chất lượng cá ở ao nuôi sau 40 ngày tuổi: Tỷ lệ sống % (A), trọng lượng – gam (B) và kích thước -mm (C) (p<0,005)

Nghiên cứu trên đã đạt Giải BaHỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25” năm 2019.

Thông tin thêm (Trao đổi với chủ Trang trại nuôi cá Năm Liêu đang sử dụng sản phẩm PANGAPRO-HB): Chúng tôi đã sử dụng sản phẩm vi sinh PANGAPRO-HB1 của Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. HCM trong suốt quá trình ương cá tra giống, sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cá tra bệnh gan thận mủ. Hiện nay, tôi đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn sản phẩm này cho cả trang trại của tôi thay cho các sản phẩm trước đây tôi dùng (chú Năm Liêu nói).

Chi tiết về sản phẩm quý đọc giả có thể quét mã QR này! m6



 

Tác giả bài viết: Lê Văn Hậu - CNSH Thủy sản

 Từ khóa: vi khuẩn, xuất hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay12,568
  • Tháng hiện tại288,096
  • Lượt truy cập:23311840
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây