Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Khóa Tập huấn “Chẩn đoán lây nhiễm bệnh” tại Trung tâm CNSH Tp.Hồ Chí Minh từ ngày 26-28/8/2019

Thứ hai - 09/09/2019 16:11
1
 

Khóa Tập huấn “Chẩn đoán lây nhiễm bệnh”

Tiếp tục triển khai kế hoạch hợp tác giữa hai bên về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học y dược, trong hai ngày 26-28/8/2019, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản tổ chức Khóa Tập huấn “Chẩn đoán lây nhiễm bệnh”. Đây là sự kiện đào tạo được tổ chức 2 lần mỗi năm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên.

2

PGS.TS. Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm CNSH, phát biểu khai mạc khóa Tập huấn
 

Khóa học đã thu hút sự quan tâm của các sinh viên, nhà khoa học nghiên cứu y sinh đến từ các trường trong cả nước, như Trường Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc tế TP.HCM, Đại học Y Hà Nội, Đại học Cần Thơ.

Các học viên đã được các giáo sư đầu ngành lĩnh vực y sinh của Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản chia sẻ những kiến thức về kháng kháng sinh của vi khuẩn, hiện trạng đáng báo động của vấn đề kháng kháng sinh hiện nay trên thế giới và Việt Nam, ý nghĩa của việc chẩn đoán lây nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Đồng thời các học viên được cung cấp kiến thức về cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn, phương pháp thực hiện kháng sinh đồ, đây là một trong những kỹ thuật nhằm xác định loại kháng sinh và mức độ kháng kháng sinh đó của vi khuẩn gây nhiễm bệnh.

3


TS. Nguyễn Tuấn Anh, Trường Đại học Quốc gia TP.HCM

4

GS. Morikawa Kazuya, Trường Đại học Tsukuba
 
Qua thí nghiệm thực hành, các Học viên được thao tác các bước định danh vi khuẩn bằng phương pháp nuôi cấy và xác định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn; các bước thực hiện các kỹ thuật kháng sinh đồ, phương pháp phân tích gen kháng thuốc bằng các kỹ thuật sinh học phân tử. Trên cơ sở đó học viên có cách nhìn tổng quan về các phương pháp xác định vi khuẩn kháng thuốc bằng phương pháp vi sinh truyền thống và các kỹ thuật sinh học phân tử.
 
5

Các học viên chủ động thực hành theo nhóm
 
6


Nhóm Học viên xử lý số liệu thu thập từ các thí nghiệm

Trong phần trình bày báo cáo và thảo luận, các học viên chứng tỏ được sự hiểu biết kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học thành công kết quả của mình.

7
 

Nhóm trình bày tích cực tương tác với các Giảng viên và cả lớp

Đặc biệt, các nhóm đã thể hiện được quan điểm xã hội hóa các giải pháp giảm thiểu vấn đề kháng kháng sinh trên nguyên tắc phòng ngừa, bao gồm chính sách, truyền thông nâng cao nhận thức giữa các đối tượng khác nhau như các nhà quản lý, bác sỹ –bệnh nhân, các nhóm hoạt động xã hội, tăng cường sự hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia trong nghiên cứu và phát triển.

Sau khóa Tập huấn, các học viên được cập nhật nhiều kiến thức mới, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao kỹ năng thuyết trình kết quả và thảo luận kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

 

Tác giả bài viết: Phòng Quản lý khoa học & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay13,906
  • Tháng hiện tại289,434
  • Lượt truy cập:23313178
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây