10:00 07/09/2017
Những nhà khoa học tại Đại học Illinois vừa tìm ra một cơ chế cho phép các vi khuẩn trong cùng một loài liên lạc với nhau khi sự sống còn của chúng bị đe dọa. Nghiên cứu gợi ý rằng có thể làm chậm sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách chi phối các thông tin do các tế bào này truyền cho nhau,
16:13 06/08/2017
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Rice đã tạo ra vi khuẩn được “gắn cảm biến khí” giúp họ thấy và nghiên cứu hành vi của quần xã vi khuẩn bên trong đất. Khi các vi khuẩn biến đổi gen này nhận được thông tin di truyền từ vi khuẩn khác, nó thải ra một chất khí để “báo cáo” cho sự “giao dịch” thành công.
10:57 28/07/2017
Nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng các thực khuẩn thể đối phó với vi khuẩn bằng cách tạo ra các protein ức chế được biết đến là các anti-CRISPR. Các protein này có thể được dùng để cải thiện kỹ thuật CRISPR-Cas9 như một công cụ của liệu phép gene, nhằm làm giảm hiện tượng chỉnh sửa gene không phải gene mục tiêu, từ đó hạn chế những tác dụng phụ do hiện tượng này gây ra.
10:36 12/07/2017
Khoa Y thuộc Trường Đại học Tsukuba và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo tập huấn thực nghiệm về Chuẩn đoán các loài vi khuẩn gây bệnh. Học viên sẽ được cung cấp các nguyên tắc và kỹ thuật để xác định và mô tả các vi khuẩn gây bệnh từ các mẫu phẩm bệnh nhân. Đồng thời học viên cũng tìm hiểu và thảo luận về tình hình chẩn đoán bệnh và dịch tễ học đối với các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam
17:39 13/03/2017
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã thành công trong việc sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes để tạo rễ tóc cây sâm thuộc giống sâm Ngọc Linh (tên khoa học Panax vietnamensis Ha et Grushv) chứa hoạt chất saponin.
23:12 18/09/2016
WASHINGTON — Khi vi khuẩn mất những gene mã hóa cho các enzyme cần thiết cho các phản ứng hóa học quan trọng, vi khuẩn không phải lúc nào cũng chết. Trong một số trường hợp, những enzyme khác sẽ đảm nhận thêm các vai trò mới và tụ chung lại chúng có thể hình thành một chuỗi phản ứng thay thế cho phản ứng cũ bị gián đoạn. Đây là nội dung đã được nhà sinh học Shelley Copley trình bày tại Hội nghị lần thứ hai về sự tiến hóa của vi sinh vật trong thực nghiệm của Hội Vi sinh học Mỹ.
11:48 25/07/2016
Mọi sự sống trên hành tinh, bằng cách này hay cách khác, phụ thuộc vào chu trình carbon: đó là khả năng mà thực vật, tảo và một số loại vi khuẩn nhất định “biến đổi” carbon dioxide (CO2) từ môi trường cùng với nguồn năng lượng mặt trời hoặc những nguồn năng lượng khác thành đường - điểm khởi đầu cần thiết cho các chu trình sống. Tại đỉnh của chuỗi thức ăn là những sinh vật khác nhau (“tiến hóa hơn”) sử dụng phương thức đối lập để sinh tồn: chúng hấp thu đường (được tổng hợp từ thực vật và vi sinh vật) và thải ra carbon dioxide vào khí quyển. Hình thức sinh tồn này được gọi là “dị dưỡng”. Con người là loài dị dưỡng theo nghĩa sinh học bởi vì thức ăn con người hấp thụ đều có nguồn gốc từ chu trình cố định carbon của những loài khác.
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)