1. Tin thế giới
2. Giá trị toàn cầu lúa công nghệ sinh học
3. Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát triển bản đồ vật lý của giống lúa mì tổ tiên hoang dã
4. Các nhà khoa học giải trình tự bộ gen Kiwi
5. Châu phi
6. KARI phát triển cỏ Napier kháng bệnh
7. Nigeria, Benin, Mali, Ghana lập kế hoạch phổ biến ngô chịu hạn
8. Các chuyên gia châu Phi hợp lực để đẩy nhanh chuyển giao công nghệ về cây lúa
9. Tranh luận mở về công nghệ sinh học ở Ai Cập
10. Châu Mỹ
11. Các nhà khoa học dùng phân tích X-quang để tăng cường cây đậu, giảm ô nhiễm do phân bón
12. Nông dân cho biết cây trồng biến đổi gen giúp họ có lợi thế cạnh tranh
13. Các nhà phát hiện bào quan chủ yếu tham gia quá trình làm im lặng gen
14. Đại học Bang Kansas nhận 5,5 triệu USD để nghiên cứu chống lại bệnh đạo ôn (blast) ở lúa mì và lúa
15. Mark Lynas: "Đã đến lúc dừng thuyết âm mưu chống sinh vật biến đổi gen
16. Giống hành có hương vị ngon, giòn và tươi lâu
17. Châu Á và Thái Bình Dương
18. PHILARM làm rõ về công nghệ sinh học và trách nhiệm kinh tế- xã hội
19. OGTR (Úc) lấy ý kiến về khảo nghiệm bông GM
20. Lấy ý kiến về mâũ đơn xin khảo nghiệm thực vật biến đổi gen
21. Đầu tư cho công nghệ sinh học Malaysia
22. Châu Âu
23. Đánh giá về chính sách nông nghiệp của EU đối với câu trồng GE
24. EFSA: Không có bằng chứng khoa học về rủi ro môi trường của hạt cải dầu (Oilseed Rape)biến đổi gen MS8, Rf3, MS8 x Rf3, và GT73
25. Nghiên cứu
26. Ảnh hưởng của protein Bt trong bông vải đối với các thông số sinh học của rầy mềm
27. Báo cáo đầu tiên về chồng các transgenes của cà chua biotech ở Thái Lan
28. Thông báo
29. Khóa đào tạo online về chọn tạo giống cây trồng chống chịu hạn 2013
30. Điểm sách
31. Cassavabase, cơ sở dữ liệu truy cập mở về nghiên cứu cây sắn
Matty Demont của Trung tâm lúa gạo Châu Phi (AfricaRice) và các nhà nghiên cứu lúa gạo khác vừa xuất bản báo cáo đánh giá về giá trị toàn cầu của lúa công nghệ sinh học trình bày những tác dụng dự kiến về nông học và lợi ích cho người tiêu dùng của loại cây lúa này. Dựa trên nghiên cứu của họ, lúa công nghệ sinh học có thể mang lại lợi ích nông học tương tự như các loại cây trồng công nghệ sinh học đã được thương mại hóa nhưng những lợi ích dự kiến cho người tiêu dùng sẽ có thể lớn hơn vì lúa là cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc gia. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng giá trị hàng năm của lúa công nghệ sinh học có thể là 64 tỷ USD. Đây chỉ là một trị giá chỉ thị vì nhiều giống lúa công nghệ sinh học được dự kiến sẽ được giới thiệu trong tương lai. Con số này cũng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các quyết định của họ về việc phê duyệt hoặc tài trợ các loại cây trồng công nghệ sinh học và cũng có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiềm năng của lúa công nghệ sinh học trong cộng đồng của họ.
Xem thêm tại http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1871678413000563.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát triển bản đồ vật lý của giống lúa mì tổ tiên hoang dã
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư Bikram Gill của Đại học Kansas đứng đầu đã phát triển một bản đồ vật lý của giống lúa mì tổ tiên hoang dã Aegilops tauschii, thường được gọi là goatgrass. Bản đồ vật lý là bước đầu tiên của nhóm nghiên cứu hướng tới giải trình tự bộ gen lúa mì. Nhiều năm trước, Gill và nhóm của ông phát hiện ra rằng A. tauschii là một nguồn phong phú về thông tin để cải thiện lúa mì. Các giống lúa mì được trồng ở Mỹ không bị bệnh rỉ sắt lá nhờ các gen chiết xuất từ goatgrass.
Bản đồ vật lý phát triển bởi nhóm Gill đưa ra lộ trình cho việc lập bản đồ các gen giúp lúa mì kháng lại dịch bệnh, nhiệt, và hạn hán để đi đến các giống lúa mì có năng suất cao hơn và bền vững hơn. Gill cho biết: "Lúa mì có bộ gen lớn nhất trong số các loại cây trồng và đây là bản đồ lớn nhất được thiết lập cho đến nay đối với mọi sinh vật, động vật hoặc thực vật."Công trình nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 22/4 phiên bản của Kỷ yếu Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) và có thể xem tạihttp://www.ksre.k-state.edu/news/story/wheat_genome042913.aspx.
Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Zhangjun Fei làm việc tại Viện Nghiên cứu thực vật Boyce Thompson (BTI) của Đại học Cornell, New York; Yongsheng Liu tại Đại học Công nghệ Hợp Phì và Hongwen Huang tại Vườn Bách thảo Nam Trung Quốc, đã giải trình tự và xây dựng pháp thảo bộ gen của quả Kiwi (Actinidia chinensis). Một giống Kiwi của Trung quốc lưỡng bội nhiều quả, được gọi là Hongyang, đã được sử dụng để tạo ra pháp thảo trình tự bộ gen nói trên và hiện nay đã có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu gen Kiwi trực tuyến tại http://bioinfo.bti.cornell.edu/kiwi.
Phác thảo bộ gen Kiwi đại diện cho trình tự bộ gen đầu tiên của một thành viên trong bộ thực vật Ericales và là thứ ba trong toàn bộ chuỗi thế hệ asterid, sau khi khoai tây và cà chua. Trình tự bộ gen của quả kiwi cung cấp nguồn tài nguyên có giá trị cho nghiên cứu về hệ gen học so sánh và tiến hóa, đặc biệt là trong chuỗi thế hệ asterid, vốn chứa ít nguồn gen có sẵn khi so sánh với các chuỗi thế hệ rosid. Thông tin này cũng tạo cơ hội tốt để phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về các tính trạng nông học quan trọng như chuyển hóa vitamin C và cung cấp thông tin cho các nhà lai tạo hoa quả để nâng cao hơn nữa giá trị dinh dưỡng của loại trái câynày.
Xem thêm tại BTI tại http://bti.cornell.edu/bti-scientist-co-leads-kiwifruit-genome-sequencing-project/.
Viện Nghiên cứu nông nghiệp Kenya (KARI) đã phát triển hai giống cỏ Napier có khả năng kháng các bệnh Smut và Stunt. Cỏ Napier, loại thức ăn cho súc vật chủ yếu ở châu Phi, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai bệnh ở từ cách đây 20 năm. Hai giống cỏ mới là Ouma và Nam Africa3 được phát triển bởi các nhà khoa học tại Trung tâm KARI ở Kakamega và một sinh viên sư từ Đại học Masinde Muliro.
Francis Muyekho, giám đốc trung tâm KARI ở Kakamega nói rằng tấn cỏ kháng bệnh đã được chuyển cho nông dân các quận Siaya, Kakamega, Bungoma, và Busia trong tuần trước để nhân giống. Nông dân ở Tanzania, Uganda và Ethiopia cũng đang háo hức chờ đợi để thử hai giống cỏ mới.
Nigeria, Benin, Mali, Ghana lập kế hoạch phổ biến ngô chịu hạn
Các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác của dự án Ngô chịu hạn cho châu Phi DTMA (the Drought Tolerant Maize for Africa) từ Mali, Benin, Ghana và Nigeria đã có cuộc họp hàng năm tại Viện Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (IITA) ở Ibadan ngày 22 /4/ 2013 để đánh giá công việc và lập kế hoạch hàng năm.
Phát biểu tại cuộc họp, TS Tsedeke Abate, Điều phối viên của dự án DTMA, nhắc nhở các bên tham gia rằng dự án này tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu để chứng minh cho các nhà tài trợ và các nhà hoạch định chính sách ở châu Phi những lợi ích của nghiên cứu. Ông nói thêm "Đây là một cơ hội cho chúng ta chứng minh cho các nhà hoạch định chính sách rằng với cách tiếp cận đúng, chúng ta có thể tạo sự khác biệt”. Theo ông, đẩy mạnh canh tác giống ngô chịu hạn hán ở châu Phi sẽ mang lại sự thay đổi cần thiết và tăng sản lượng ngô ở châu lục này. Ông lưu ý rằng những động lực khác giúp cho việc áp dụng các giống chịu hạn là tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các dự án ngô và đồng thời tạo ra các quan hệ đối tác mới.
Ra mắt vào năm 2007, dự án DTMA bảo hiểm cho các rủi ro của quá trình canh tác ngô sử dụng phương pháp nhân giống thông thường để phát triển và phổ biến các giống cho vụ thu hoạch tương đối tốt trong điều kiện lượng mưa giảm.
Để đưa các giống mới đến người nông dân một cách hiệu quả hơn, dự án đề xuất việc tăng cường sản xuất giống tại cộng đồng nhằm bổ sung cho những nỗ lực của các công ty giống trong khu vực. Dự án này được thực hiện bởi CIMMYT, IITA và các đối tác quốc gia tại 13 quốc gia vùng cận Sahara châu Phi và giai đoạn thứ ba của dự án DTMA sẽ kết thúc vào năm 2016.
Xem thêm tại http://www.tribune.com.ng/news2013/index.php/en/component/k2/item/10136-nigeria-benin-mali-ghana-develop-plans-for-dissemination-of-drought-tolerant-maize.
Các chuyên gia châu Phi hợp lực để đẩy nhanh chuyển giao công nghệ về cây lúa
Các chuyên gia lúa gạo quốc gia và quốc tế ở các nước châu Phi đã cùng nhau hợp lực để thành lập các nhóm công tác trên phạm vi toàn lục địa ở các khu vực quan trọng về sản lúa gạo để đẩy mạnh việc chuyển giao các công nghệ đã được cải thiện. Tập trung vào năm chủ đề chính như chăn nuôi; nông học;sau thu hoạch và giá trị gia tăng; các chính sách và giới tính, các nhóm công tác về lúa gạo Châu Phi hướng tới mục đích tạo ra sức mạnh tổng hợp để nỗ lực nghiên cứu trên khắp lục địa, thu hút nguồn nhân lực khan hiếm và khuyến khích sự tham gia ở cấp quốc gia với mức độ cao.
Trung tâm lúa gạo Châu Phi (AfricaRice) đang tạo điều kiện cho các nhóm công tác này đáp ứng các yêu cầu cao nêu ra tại Đại hội lúa gạo Châu Phi lần thứ 2 (the 2nd Africa Rice Congress) tổ chức vào năm 2010 và được thông qua tại Khóa họp thứ 28 của Hội đồng các Bộ trưởng trong năm 2011. Các nhóm công tác mới sẽ hoạt động dưới sự bảo trợ của GriSP (the Global Rice Science Partnership (GRiSP), là một chương trình nghiên cứu của CGIAR nhằm lập ra kế hoạch chiến lược và khuôn khổ hợp tác mới và duy nhất về nghiên để phát triển (R4D) về lúa gạo có định hướng tác động.
Hội thảo về "Tình trạng toàn cầu về cây trồng công nghệ sinh học /GM đã được thương mại hóa - Thách thức và Cơ hội được Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Ai Cập (EBIC) tổ chức ngày 24/3/ 2013 tại Khoa Nông nghiệp, Đại học Cairo. Các nhà khoa học nổi tiếng từ các viện nghiên cứ, các trường đại học, giới truyền thông và các nhà hoạch định chính sách từ các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường đã tham dự hội thảo.
Tiến sĩ Ahmed Sharaf, Trưởng khoa Nông nghiệp, khai mạc hội thảo và nhấn mạnh vai trò của công nghệ sinh học hiện đại trong việc tăng năng suất nông nghiệp và cải thiện an ninh lương thực. Ông cũng tập trung vào sự quan tâm lớn của Ai Cập về công nghệ sinh học trong nông nghiệp được phản ánh thông qua việc thành lập các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật di truyền.
Những người tham gia hội thảo nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hỗ trợ hợp tác và hội nhập giữa các tổ chức khoa học, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học ở Ai Cập cũng như các nước Ả Rập khác. Các đại biểu cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc thiết lập một mạng lưới thông tin giữa các cá nhân quan tâm trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Sự cần thiết phải tăng cường nhận thức của công chúng về cây trồng công nghệ sinh học thông qua các phương tiện truyền thông và giáo dục cũng đã được nêu ra tại hội thảo.
Để biết thêm thông tin gửi email Tiến sĩ Abdalla Naglaa của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Ai Cập theo địa chỉ naglaa_a@hotmail.com.
Các nhà khoa học dùng phân tích X-quang để tăng cường cây đậu, giảm ô nhiễm do phân bón
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm hệ gen học thực vật và công nghệ sinh học tại Đại học Kỹ thuật Madrid (UPM) và the the Advanced Photon Source (APS) của Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đang tiến hành một dự án nhằm giảm việc sử dụng phân bón bằng cách thúc đẩy việc sản xuất nitơ của cây đậu và các giống thực vật tương tự. Nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích X-quang xác định đường dẫn làm tăng lượng nitơ mà cây đậu chuyển vào trong đất. Họ đã sử dụng tia X-quang năng lượng cao từ các tia 8-BM và 2-ID-E beamlines của APS để theo dõi việc phân bổ hàm lượng sắt nhỏ trong khu vực phát triển khác nhau của rễ có chứa rhizobia.
Nông dân vẫn trồng đậu như là một biện pháp để bổ sung thêm nitơ tự nhiên cho đồng ruộng. Cây họ đậu sử dụng sắt cố định đạm, nhưng lại thường được trồng trong các khu vực đất đai bị cạn kiệt sắt. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra mô hình đầu tiên trên thế giới biểu thị quá trình vận chuyển sắt trong hạch của rễ của cây để kích hoạt quá trình cố định đạm. Manuel Gonzalez-Guerrero của UPM nói rằng "Mục tiêu dài hạn của dự án nhằm giúp thực hành nông nghiệp bền vững và tiếp tục giảm bớt những thiệt hại về môi trường do sử dụng quá nhiều phân đạm”.Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Metallomics của The Royal Society of Chemistry .
Xem thêm tại: http://www.anl.gov/articles/x-ray-analysis-could-boost-legumes-thus-reducing-fertilizer-pollution
Nông dân cho biết cây trồng biến đổi gen giúp họ có lợi thế cạnh tranh
Tom Billington, nông dân làm nông nghiệp từ năm 1970 ở vùng Nam Twin Falls, Idaho, nói rằng đối với nông dân để tồn tại, họ phải thích ứng với thời cuộc và công nghệ hiện đại. Trang trại của ông đã được tăng cường với việc sử dụng hạt giống biến đổi gen (GM) mà ông nói đã giúp ông cạnh tranh trong ngành công nghiệp đòi hỏi phải năng động.
Billington là một trong nhiều nông dân ở Nam Idaho trồng cây chuyển gien. Ông nói rằng mặc dù hạt giống GM đắt tiền hơn, nhưng lại có đầu ra là tốt hơn. Ông cho biết hiện nay ông có thể canh tác nhiều loại cây trồng như cỏ linh lăng và ngô trong một mùa vụ và chỉ phun thuốc trừ sâu một lần hoặc hai lần trong một năm, thay vì năm lần như trước đây.
Xem thêm tại:
http://magicvalley.com/news/local/farmers-say-gmos-give-them-competitive-edge/article_9a861630-d1fa-59c5-93c1-abb43be05517.html
Các nhà phát hiện bào quan chủ yếu tham gia quá trình làm im lặng gen
Các nhà di truyền học của Đại học California-Riverside đã tiến hành một nghiên cứu về thực vật (cây Arabidopsis) và chỉ ra rằng vị trí ức chế biểu hiện gen nằm tại lưới nội chất (endoplasmic reticulum -ER), tức là bào quan tế bào được cấu tạo bởi các màng tế bào liên kết với nhau. Hơn nữa, họ cho thấy protein màng tế bào (AMP1) hiện diện trong ER thô có vai trò cần thiết làm cho quá trình ức chế gen mục tiêu qua trung gian miRNA thành công. Nhóm nghiên cứu vẫn tiếp khám phá bào quan nhằm giải mã cơ chế ức chế dịch mã qua trung gian miRNA và nghiên cứu cách thức miRNA được tập hợp vào ER. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp phát triển các loại dược phẩm điều trị bệnh.
Xem thêm tại: http://www.cell.com/abstract/S0092-8674 (13) 00.404-2.
Đại học Bang Kansas nhận 5,5 triệu USD để nghiên cứu chống lại bệnh đạo ôn (blast) ở lúa mì và lúa
Viện Thực phẩm và Nông nghiệp quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã trao 5,5 triệu USD thông qua chương trình An ninh lương thực của Sáng kiến nghiên cứu Nông nghiệp năm 2012 (the 2012 Agriculture and Food Research Initiative's Food Security program) cho nhóm nghiên cứu của Đại học bang Kansas do Barbara Valent đứng đầu. Nhóm nghiên cứu sẽ phát triển các chiến lược kiểm soát mới đối bệnh đạo ôn ở lúa và lúa mì, hai loại cây lương thực quan trọng nhất của thế giới.
Valent cho biết :"Mục tiêu của chúng tôi là tận dụng kiến thức này như là một phần của một cách tiếp cận tích hợp để nâng cao sản lượng gạo của Mỹ và bảo vệ cây lúa mì của quốc gia thông qua việc phát triển các giống kháng bệnh”. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các chiến lược truyền thống để tìm kiếm và triển khai các gen kháng, cũng như các chiến lược mới dựa trên kiến thức mới từ các nghiên cứu về bệnh đạo ôn. Các kết quả khác của dự án sẽ là các công cụ chẩn đoán, đào tạo nguồn lực và mô hình dự báo dịch bệnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam" (2016-09-30)
Làm việc với Giáo sư Watanabe (Đại học Tsukuba, Nhật Bản) về thành lập Hội đồng An toàn sinh học của Trung tâm (2016-07-26)
Hội thảo trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học và Đại học Tsukuba (2016-07-26)
Hình ảnh nghỉ mát 2016 (2016-07-19)
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất chế phẩm sinh học (2015-11-09)