Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG TẾ BÀO MIỄN DỊCH CỦA NGƯỜI KHỎE MẠNH

Thứ năm - 09/06/2016 14:49
Theo một nghiên cứu mới, chúng ta có thể giúp đỡ gia đình và bạn bè bị ung thư bằng cách cho họ các tế bào miễn dịch khỏe mạnh của mình. Các tế bào này được tiêm vào bệnh nhân ung thư sẽ giúp họ chiến đấu với căn bệnh, và thậm chí có thể cứu được mạng sống.
123
Tế bào T từ người khỏe mạnh có thể được sử dụng để nhận diệt và tiêu diệt tế bào ung thư ở bệnh nhân (Pixabay, Public Domain)
Nghiên cứu đã được công bố trên trang mạng của tạp chí Science năm 2016, và được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện ung thư Hà Lan và Đại học Oslo/Bệnh viện Đại học Oslo (Na Uy). Các nhà khoa học khảo sát khả năng của liệu pháp trị liệu miễn dịch, một kỹ thuật mới nhằm điều trị ung thư bằng cách sử dụng sức mạnh hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta được trang bị hoàn hảo giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh và virus, kể cả ung thư. Tuy nhiên, một điều làm cho ung thư trở nên nguy hiểm là tế bào ung thư có khả năng “ẩn náu” hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nhiều liệu pháp trị liệu miễn dịch liên quan đến việc giúp các tế bào T của hệ thống miễn dịch bệnh nhân nhận ra ung thư để chúng có thể tiêu diệt các tế bào gây hại này trước khi tế bào ung thư có cơ hội nhân rộng và gây nên các tổn thương. Các tế bào T tìm những mảnh protein lạ nhất định trên bề mặt của các tế bào. Những protein lạ này được gọi là kháng nguyên liên quan đến khối u (neoantigen) do tế bào của khối u tạo ra. Khi tế bào T tìm thấy neoantigen, chúng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư.
Mặc dù đã sử dụng các liệu pháp điều trị miễn dịch mới, hệ thống miễn dịch ở một số bệnh nhân vẫn không có khả năng kiểm soát tế bào ung thư do nhiều lý do hiện nay vẫn chưa được hiểu cặn kẽ. Trong nghiên cứu mới, Ton Schumacher (Viện ung thư Hà Lan) và Johanna Olweus (Đại học Oslo/Bệnh viện Đại học Oslo) đã kiểm tra xem liệu hệ thống miễn dịch “vay mượn” có thể giúp bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp trị liệu miễn dịch hay không.
Nhóm tác giả đã khảo sát các neoantigen trên bề mặt tế bào ung thư da ác tính ở 3 bệnh nhân khác nhau. Thật không may, các tế bào T của chính bệnh nhân không thể nhận diện các neoantigen của tế bào ung thư. Sau đó họ lấy tế bào T từ những tình nguyện viên khỏe mạnh và nhận thấy các tế bào này phát hiện được một số lượng lớn đáng kể các neoantigen mà hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư đã bỏ qua.
Olweus cho biết: “Nói cách khác, phát hiện của chúng tôi cho thấy đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân ung thư có thể được tăng cường. Chúng ta có thể có được khả năng miễn dịch ung thư chuyên biệt từ máu người khỏe. Phát hiện này có nhiều hứa hẹn trong tương lai”.
Hiện nay các nhà khoa học hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế làm thế nào tế bào T phát hiện ra ung thư để họ có thể phân lập và sao chép nó.
Các bước đột phá gần đây trong liệu pháp trị liệu miễn dịch kể cả nghiên cứu này cho thấy một phương pháp mới để tăng độ chính xác của liệu pháp miễn dịch ung thư và phát hiện tốt hơn các bệnh ung thư bằng cách kiểm tra các protein trên bề mặt tế bào. Nhóm nghiên cứu thực hiện điều này bằng cách dựa vào phần mềm để dự đoán các loại đột biến nào có mặt trong khối u và sau đó chú ý xem những protein nào có trên các tế bào khối u này. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng thông tin này để phát triển các tế bào miễn dịch trong phòng thí nghiệm nhằm phát hiện ra các protein trên bề mặt tế bào ung thư.
Người dịch: Mai Duyên Huyền Tiên
Nguồn: Stronen E, Toebes M, Kelderman S, et al. Targeting of cancer neoantigens with donor-derived T cell receptor repertoires. Science. 2016
 
Tham khảo từ: http://www.medicaldaily.com/immunotherapy-little-help-my-friends-387562
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay6,075
  • Tháng hiện tại68,106
  • Lượt truy cập:23091850
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây