Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Tiềm năng ứng dụng của nấm trong sản xuất tấm phủ chống cháy

Thứ ba - 22/08/2023 23:04
Sợi nấm, một mạng lưới bao gồm các sợi nấm có thể phát triển mạnh trên chất thải hữu cơ và trong bóng tối, có thể là cơ sở để chống cháy bền vững. Các nhà nghiên cứu của RMIT đang điều chỉnh thành phần hóa học để khai thác các đặc tính chống cháy của sợi nấm.

Phó giáo sư Tien Huynh - một chuyên gia về nấm học và công nghệ sinh học - cho biết, sợi nấm có thể được nuôi cấy từ chất thải hữu cơ tái tạo.

PGS. Tien Huynh cho biết: "Nấm thường được tìm thấy ở dạng hỗn hợp trộn với nguyên liệu thức ăn thừa, nhưng chúng tôi đã tìm ra cách để phát triển các sợi nấm tinh khiết có thể được xếp lớp và chế tạo thành các sản phẩm khác nhau tùy vào mục đích - từ tấm phẳng cho ngành xây dựng đến vật liệu giống như da cho ngành công nghiệp thời trang".

Phương pháp mới tạo ra các tấm sợi nấm mỏng như tờ giấy, giống như giấy dán tường, hoạt động mà không cần ép hay nghiền nát mạng lưới sợi của sợi nấm. Thay vào đó, họ sử dụng các điều kiện nuôi cấy và hóa chất khác nhau để tạo ra vật liệu mỏng, đồng nhất và quan trọng nhất là có khả năng chống chịu cháy.

Nấm có tiềm năng làm vật liệu chống cháy cho các tòa nhà

Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào việc tạo ra lớp phủ chống cháy có nguồn gốc sinh học cho các tòa nhà để ngăn chặn những thảm kịch như vụ cháy Tháp Grenfell. Trong đám cháy tháp Grenfell, ngọn lửa đã được tăng tốc bởi một thành phần lớp phủ rất dễ bắt lửa.

Phó giáo sư Everson Kandare, một chuyên gia về đặc tính cháy và nhiệt của vật liệu sinh học, là đồng tác giả của bài báo cho biết, sợi nấm có tiềm năng như một vật liệu chống cháy. Kandare cho biết: "Điều tuyệt vời về sợi nấm là nó tạo thành một lớp than bảo vệ nhiệt khi tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt bức xạ. Đặc biệt, sợi nấm tồn tại ở nhiệt độ càng cao và càng lâu thì đặc tính chống cháy của nó càng tốt hơn".

Ông giải thích, ngoài hiệu quả, lớp phủ dựa trên sợi nấm có thể được sản xuất từ ​​chất thải hữu cơ có thể tái tạo và không gây hại cho môi trường khi đốt cháy.Trong khi việc sử dụng các tấm ốp composite, chúng thường chứa nhựa, thành phần này tạo ra khói độc và nặng mùi khi cháy.

Kandare cho biết: "Các chất chống cháy có chứa bromua, iodua, phốt pho và nitơ có hiệu quả chống cháy cao, tuy nhiên lại có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.  Các thành phần gây tác động đến môi trường và con người như chất gây ung thư và chất gây độc cho hệ thần kinh có thể thoát ra và tồn tại trong môi trường, gây hại đến đời sống thực vật và động vật".
Trong khi đó "sợi nấm có nguồn gốc sinh học tạo ra nước và carbon dioxide tự nhiên".
 
Ứng dụng nghiên cứu vào cuộc sống

Kết quả của nghiên cứu này có thể được ứng dụng để làm các tấm phủ thân thiện với môi trường cho các tòa nhà.
PGS. Huynh cho biết: “Nhựa được sản xuất nhanh chóng và dễ dàng, trong khi nấm phát triển chậm và tương đối khó sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nấm đã tạo ra hướng tiếp cận cho chúng tôi về việc sử dụng các sản phẩm phế thải có chứa nấm. Việc hợp tác với ngành nấm sẽ loại bỏ nhu cầu về xây dựng các trang trại mới trong khi vẫn sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu an toàn cháy nổ một cách bền vững."

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách tạo ra thảm nấm được gia cố bằng sợi kỹ thuật để làm chậm quá trình bắt lửa, giảm cường độ cháy và cải thiện về an toàn cháy nổ.

Dự án này là sự hợp tác lớn giữa Đại học RMIT, Đại học New South Wales, Đại học Bách khoa Hồng Kông và Trung tâm Đào tạo của Hội đồng Nghiên cứu Úc về Công nghệ An toàn và Vật liệu Chống cháy.

Nguồn bài viết: Tài liệu do Đại học RMIT cung cấp. Bản gốc được viết bởi Sarah Gates. Lưu ý: Nội dung có thể được chỉnh sửa về phong cách và độ dài.
Tạp chí tham khảo:
Nattanan Chulikavit, Cheng Wang, Tien Huynh, Anthony Chun Yin Yuen, Akbar Khatibi, Everson Kandare. Fireproofing flammable composites using mycelium: Investigating the effect of deacetylation on the thermal stability and fire reaction properties of myceliumPolymer Degradation and Stability, 2023; 215: 110419 DOI: 10.1016/j.polymdegradstab.2023.110419

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2023/07/230712203749.htm
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Phấn - P. CNSH Vi sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay6,254
  • Tháng hiện tại96,898
  • Lượt truy cập:22357217
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây