Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
4 4 banner 1226x341

Đột biến ở virus Ebola Makona không làm tiến triển bệnh ở chuột và khỉ

Thứ tư - 13/06/2018 10:05
Vào đầu đợt dịch Ebola ở Tây Phi, các nhà khoa học đã dự đoán rằng sự đa dạng di truyền của chủng virus Makona (EBOV-Makona) sẽ gây ra một căn bệnh nghiêm trọng hơn và khả năng lan truyền mạnh hơn các chủng trước đó. Tuy nhiên, họ đã xác định được rằng một số đột biến đã duy trì ổn định trong suốt giai đoạn đầu của bệnh dịch và không làm thay đổi biểu hiện hay hậu quả của bệnh. Kết quả nghiên cứu của họ cung cấp bằng chứng khoa học củng cố các phát hiện trước đó rằng sự đang dạng của EBOV-Makona không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bệnh.
 
a

Hình ảnh của virus Ebola Makona (màu đỏ) phân lập từ đợt dịch ở Tây Phi, đang nằm trên bề mặt tế bào Vero (màu xanh dương) được chụp dưới kính hiển vi điện tử quét. Nguồn: NIAID.
 
Vào đầu đợt dịch Ebola ở Tây Phi, các nhà khoa học đã dự đoán rằng sự đa dạng di truyền của chủng virus Makona (EBOV-Makona) sẽ gây ra một căn bệnh nghiêm trọng hơn và khả năng lan truyền mạnh hơn các chủng trước đó. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng hai mô hình động vật khác nhau, các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) đã xác định rằng một số đột biến đã duy trì ổn định trong suốt giai đoạn đầu của bệnh dịch và không làm thay đổi biểu hiện hay hậu quả của bệnh. Kết quả nghiên cứu của họ được công bố trên Cell Reports đã cung cấp thêm bằng chứng khoa học củng cố cho các phát hiện trước đó rằng sự đang dạng của EBOV-Makona không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bệnh.

EBOV-Makona đã càn quét khắp Liberia, Guinea và Sierra Leone từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2016. Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases) thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ đã so sánh các chủng phân lập EBOV-Makona từ giai đoạn đầu của đợt dịch – tháng 3 năm 2014 – với các chủng đang lưu hành trong khoảng thời gian từ năm đến chín tháng sau đó, thời điểm mà các đột biến đã xuất hiện ở các glycoprotein bề mặt virus và các vị trí khác. Họ sau đó lây nhiễm chuột và khỉ nâu (rhesus macaques) với những chủng virus khác nhau này để đánh giá sự tiến triển của bệnh cũng như khả năng giải phóng virus (viral shedding).

Các tác giả viết: “Chúng tôi không thể tìm ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa các chủng phân lập ở giai đoạn đầu và các chủng ở giai đoạn sau không mang hoặc mang các đột biến, từ đó cho thấy rằng các đột biến này không tạo ra những thay đổi về khả năng gây bệnh của virus ở mô hình động vật”.

Họ cũng so sánh các kết quả của mình trên các chủng virus EBOV-Makona với các phát hiện trên khỉ đuôi ngắn bị lây nhiễm chủng EBOV-Mayinga gốc từ năm 1976. Họ đã xác định được rằng EBOV-Makona ít độc lực hơn so với EBOV-Mayinga.

Các tác giả viết: “Không có bằng chứng thuyết phục nào được công bố cho thấy rằng EBOV-Makona mang những đặc tính sinh học bất thường để giải thích cho khả năng gây bệnh hay lây lan tăng cao của chúng”. Nhóm nghiên cứu cũng đề nghị nên tăng cường thêm các nghiên cứu trên các yếu tố không do virus (non-viral factor) để có thể làm sáng tỏ tại sao lại có sự gia tăng về số ca mắc bệnh và tử vong. Những ví dụ bao gồm tính di động của quần thể người (population mobility), các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có sẵn và sự tồn tại dai dẳng của virus trong những người đã từng nhiễm bệnh– tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ bùng phát dịch (outbreak dynamic).

Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2018/05/180508131026.htm

Tác giả bài viết: Nguyễn Quốc Huy - CNSH Y dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,226
  • Tháng hiện tại98,872
  • Lượt truy cập:22359191
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
logo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây