Trung tâm công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh
 
ddci hcmc banner 02 1279x447

Liệu pháp miễn dịch bỏ qua CAR, sử dụng STAb ở bệnh đa u tủy

Thứ sáu - 05/04/2024 16:06
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha (CNIO) và Bệnh viện Đại học October 12 đã tạo ra một biến thể mới của tế bào T chống ung thư có thể ức chế khối u đa u tủy (Multiple Myeloma - MM) ở chuột, đồng thời cho thấy sự bền bỉ và sức chịu đựng vượt trội hơn so với tế bào T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (chimeric antigen receptor - CAR) T cells.

Kiểu thiết kế liệu pháp tế bào T mới dựa trên tế bào STAb-T thay vì dựa vào CAR, chúng tiết ra kháng thể đặc hiệu kép có thể kích hoạt tế bào T khác bằng cách nhắm mục tiêu vào protein BCMA và CD3. Trong công bố đăng trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà khoa học đã chỉ ra khi tiêm nhiều tế bào u tủy vào mô hình chuột, tế bào STAb-T đã tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát sự tiến triển của bệnh hiệu quả hơn liệu pháp miễn dịch sử dụng tế bào CAR T truyền thống.

Mặc dù nhóm nghiên cứu thừa nhận sẽ phải mất ít nhất hai năm trước khi các phương pháp điều trị như vậy đến được với bệnh nhân, nhưng hiệu quả đầy hứa hẹn và độ bền của tế bào STAb-T cho thấy phương pháp này có thể là một lựa chọn điều trị cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy khó chữa hoặc tái phát, hiện vẫn không thể chữa khỏi.

Tiến sĩ, bác sĩ Luis Álvarez-Vallina - Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đơn vị Liệu pháp Miễn dịch Ung thư (UNICA), khoa miễn dịch học, Bệnh viện Đại học October 12 và đồng nghiệp đã báo cáo những phát triển của họ trong bài báo khoa học có tiêu đề: “Tế bào T được thiết kế tiết ra kháng thể kháng BCMA kiểm soát đa u tủy và thúc đẩy trí nhớ miễn dịch in vivo.” Báo cáo về thử nghiệm in vitro và nghiên cứu tiền lâm sàng in vivo, bao gồm thử nghiệm trên mô hình xenograft của bệnh đa u tủy, nhóm nghiên cứu kết luận “Những kết quả tiền lâm sàng đầy hứa hẹn này khuyến khích thử nghiệm lâm sàng phương pháp tiếp cận tế bào BCMA-STAb-T trong bệnh đa u tủy tái phát/khó trị”. Công trình được thực hiện với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Josep Carreras Leukemia Research Institute; Bệnh viện Clínic de Barcelona; Đại học Salamanca và Đại học Complutense Madrid.

Đa u tủy là loại ung thư huyết học phổ biến thứ hai ở người lớn, sau ung thư hạch. Liệu pháp tế bào CAR T đã được chấp thuận để điều trị bệnh đa u tủy khó chữa và cho thấy khả năng chống ung thư mạnh mẽ trên lâm sàng và có độ an toàn tương đối tốt. Liệu pháp tế bào CAR T liên quan đến việc sửa đổi các tế bào T của từng cá nhân trong phòng thí nghiệm để chúng có khả năng nhận biết và chống lại các tế bào khối u. TS. Álvarez-Vallina giải thích: “Trong những năm gần đây, những bệnh ung thư này bắt đầu được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tế bào CAR-T, điều này là sự cải thiện đáng kể so với các công cụ điều trị trước đây”.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân vẫn tái phát hoặc tiến triển nặng sau khi điều trị, một phần do tế bào CAR T mất tác dụng theo thời gian và không thể tồn tại. Những bệnh nhân đa u tủy bị tái phát có thời gian sống sót ngắn khoảng trong vòng sáu tháng. “… mặc dù bệnh nhân hiện có thời gian sống sót lâu hơn nhưng một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị tái phát và cần phải điều trị” TS. Álvarez-Vallina tiếp tục. Và các tác giả đã nói thêm, “… mặc dù các chiến lược điều trị gần đây đã cải thiện rõ rệt khả năng sống, nhưng đa u tủy tái phát/khó trị vẫn không thể chữa khỏi.”

Để khắc phục những hạn chế của liệu pháp tế bào CAR T, TS. Álvarez-Vallina và TS. Laura Díez-Alonso tại Đơn vị Liệu pháp Miễn dịch Ung thư (UNICA), Khoa Miễn dịch học, Bệnh viện Đại học October 12 và các đồng nghiệp đã xây dựng một liệu pháp tế bào T thay thế dựa trên các tế bào STAb-T. Trong cả hai trường hợp, các tế bào được biến đổi trong phòng thí nghiệm sẽ nhận ra cùng một kháng nguyên, kháng nguyên trưởng thành tế bào B (BCMA) - chỉ hiện diện trong các tế bào khối u.

Các tác giả cho biết: “Liệu pháp miễn dịch định hướng kháng nguyên trưởng thành tế bào B (BCMA), bao gồm tế bào T mang thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR) và các kháng thể đặc hiệu kép (T cell engagers - TCE) được tiêm một cách có hệ thống, đã cho thấy hoạt động đáng chú trên lâm sàng ý và một số sản phẩm đã được chấp thuận lưu hành”.

Thay vì biểu hiện CAR, các tế bào STAb-T mới phát triển sẽ tiết ra các kháng thể từ tế bào T đặc hiệu kép nhắm vào BCMA và CD3. Bằng cách này, các tế bào biến đổi nhắm mục tiêu và chỉ tấn công các tế bào ung thư. Nghiên cứu báo cáo khi sử dụng tế bào u tủy và mô hình chuột mắc bệnh đa u tủy, tế bào STAb-T được thiết kế đã tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát sự tiến triển của bệnh hiệu quả hơn các tế bào CAR T truyền thống. Kết quả cũng cho thấy tế bào STAb-T hoạt động tốt hơn tế bào CAR-T ở chỗ chúng tuyển dụng các tế bào T tự nhiên, không biến đổi trong cơ thể để chống lại tế bào ung thư, do đó khuếch đại hiệu quả điều trị. “… việc mở rộng và tồn tại lâu dài của các tế bào STAb-T, cũng như việc tuyển dụng đa dòng của cả tế bào STAb-T đã được biến đổi gen và các tế bào T không được sửa đổi vào môi trường vi mô khối u (TME) có thể dẫn đến phản ứng chống ung thư tăng lên đáng kể”.

Ngoài ra, các tế bào STAb-T còn chống lại sự ức chế của BCMA dạng hòa tan, cho phép chúng tồn tại và phát triển mạnh mẽ để ức chế ung thư trong thời gian dài ở chuột. TS. Díez-Alonso và các đồng nghiệp lưu ý: “Các liệu pháp miễn dịch dựa trên STAb-T có thể được hưởng lợi từ các chiến lược khắc phục tình trạng kháng các phương pháp chuyển hướng tế bào T, chẳng hạn như liệu pháp nhắm mục tiêu kép”.

TS. Álvarez-Vallina cho biết: “Ngoài ra, chúng tôi cũng chứng minh được tế bào STAb-T tạo ra trí nhớ miễn dịch. Sau khi tái hiện bệnh trên mô hình động vật và điều trị chúng bằng tế bào STAb-T, nhóm nghiên cứu đã thu được tế bào từ nhiều cơ quan khác nhau – chủ yếu là lá lách và tủy xương – và quan sát thấy các tế bào STAb-T trí nhớ mới được sản xuất”. TS. Álvarez-Vallina giải thích: “Điều này rất quan trọng vì sự tồn tại của các tế bào CAR-T trong cơ thể, tức là trí nhớ miễn dịch, có liên quan đến mức độ tác dụng chống ung thư và giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Thực tế các tế bào trí nhớ được tạo ra trong liệu pháp miễn dịch STAb-T cho thấy có thể kiểm soát bệnh lâu dài ở những bệnh nhân được điều trị.”

Lưu ý những hạn chế của nghiên cứu hiện tại, các tác giả đã kết luận: “Tóm lại, tế bào STAb-T kháng BCMA có thể là một giải pháp thay thế  các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh nhân mắc đa u tủy tái phát/khó trị dựa trên TCE và CAR-T vì chúng có những ưu điểm nhất định, chẳng hạn như giảm tác động của sBCMA do kích hoạt tế bào STAb-T đặc hiệu BCMA, cũng như sự tiết liên tục của TCE. Điều này cho phép tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả nhóm tế bào T nội sinh trong TME cũng như sự mở rộng và tồn tại lâu dài trong cơ thể của các tế bào STAb-T trí nhớ để tạo ra các đáp ứng đặc hiệu BCMA dài hạn”.

Nguồn: https://www.genengnews.com/topics/cancer/immunotherapy-skips-car-takes-stab-at-multiple-myeloma/
 

Tác giả bài viết: Phùng Thị Việt Anh - P. CNSH Y dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay11,283
  • Tháng hiện tại286,811
  • Lượt truy cập:23310555
Liên kết web
Bộ giống vi sinh vật
0101
20210723 DG BANNER
HD
LogoSNN1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây